22.02.2023 311
The Division of Healthy Environments and Populations
(DHP) - Ban Sức khỏe dân số và môi trường (DHP) của WHO Khu vực Tây Thái Bình
Dương đang xem xét vai trò to lớn hơn mà đơn vị/khối doanh nghiệp tư nhân có thể
đóng trong lĩnh vực y tế. Một trong những lĩnh vực quan trọng mà đơn vị/khối
doanh nghiệp tư nhân có thể đóng góp cho sức khỏe dân số là thông qua sức khỏe
và phúc lợi của chính các nhân viên đang làm việc tại đơn vị của họ. Bối cảnh hiện
tại liên quan đến sức khỏe nghề nghiệp có xu hướng tập trung vào an toàn lao động
(ví dụ: ngăn ngừa tử vong và thương tích tại nơi làm việc) và sức khỏe nghề
nghiệp môi trường (ví dụ: quản lý hóa chất và chất thải nguy hại).
Tuy nhiên, WHO – WPRO cũng nhận thấy có nhiều cơ hội hợp
tác với đơn vị/khối doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy và bảo vệ sức khỏe
của nhân viên ngoài các biện pháp đã nêu. Ví dụ, trong những năm gần đây, người
sử dụng lao động đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và tinh thần của nhân
viên, thể hiện qua nỗ lực đưa phòng ngừa và sàng lọc bệnh không lây nhiễm vào
các chương trình sức khỏe tại nơi làm việc của họ. WHO -WPRP muốn tìm hiểu và
triển khai các phương pháp tiềm năng đã được xác định để khuyến khích khu vực
tư nhân thực hiện các hành động lớn hơn đối với sức khỏe.
Ngày 20 tháng 02 năm 2023, đại diện Viện Sức khỏe nghề
nghiệp và môi trường – Tiến sĩ Lê Thái Hà – Phó Viện trưởng đã có một buổi trao
đổi sâu với WHO -WPRO với tư cách chuyên gia về Sự đóng góp của đơn vị/khối
doanh nghiệp tư nhân nhằm nâng cao sức khỏe của mọi người trong khu vực Thái
Bình Dương. Trong buổi trao đổi này, Viện đã đưa ra các đề xuất từ các
câu hỏi của WHO -WPRO về việc nâng cao sức khỏe người lao động nói riêng và sức
khỏe người cộng đồng nói chung. Đồng thời, các sản phẩm tốt cho sức khỏe cũng
được chú trọng và cần có các chiến dịch để ngăn chặn các sản phẩm có hại như
thuốc lá, rượu bia, ..
Trong buổi trao đổi, TS. Lê Thái Hà cũng nhấn mạnh bệnh
không lây là các bệnh khởi đầu từ thời kỳ trẻ tuổi, tích lũy, tiến triển kéo
dài, đòi hỏi việc điều trị có hệ thống và lâu dài, thậm chí cả cuộc đời. Nó đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của
ngành y tế, tuy nhiên, việc triển khai chưa thực sự quyết liệt, nhiều người dân
ý thức phòng chống dịch bệnh còn chưa cao. Trong khi đó, sự mất cân đối trong đầu
tư giữa hệ thống y tế dự phòng hay điều trị cũng đang tồn tại và trở nên bất cập.
Điều này dẫn đến cả áp lực lớn hơn đối với hệ thống xử lý của mỗi quốc gia và tất
cả bệnh nhân. Năm 2021-2022, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã thực hiện
hai nhiệm vụ đặc thù được Bộ Y tế phê duyệt liên quan đến triển khai Dịch vụ y
tế lao động cơ bản tại các khu vực tư nhân. Điều này cũng góp một phần để nâng
cao sức khỏe người lao động.
Đưa tin: TTĐT&QLKH
Về đầu trang