viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

PHÒNG NGỪA PHƠI NHIỄM NHIỆT NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG NHÀ

19.07.2019 919

PHÒNG NGỪA PHƠI NHIỄM NHIỆT NGHỀ NGHIỆP

ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG NHÀ

        Nơi làm việc trong nhà với điều kiện nóng có thể bao gồm các xưởng đúc sắt thép, nhà máy nung gạch và gốm, cơ sở sản xuất thủy tinh, vận hành nồi hơi, tiệm bánh, nhà bếp, nhà giặt - ủi, nhà máy hóa chất, kho xử lý - phân phối vật liệu...

        Hầu hết các vấn đề sức khỏe liên quan đến nhiệt độ cao có thể được ngăn chặn, hoặc giảm bớt nguy cơ. Đối với môi trường làm việc trong nhà, có thể sử dụng các biện pháp sau:

 1. Biện pháp kỹ thuật

        Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh liên quan đến nhiệt độ cao là làm cho môi trường làm việc mát hơn. Một loạt các biện pháp kỹ thuật có thể làm giảm sự tiếp xúc với nhiệt của người lao động:

  • Sử dụng điều hòa nhiệt độ
  • Tăng thông khí chung.
  • Quạt làm mát.
  • Thông gió cục bộ tại các vị trí có nhiệt độ, độ ẩm cao (như ống xả khí trong phòng giặt ủi).
  • Lá chắn phản chiếu để chuyển hướng nhiệt bức xạ.
  • Cách nhiệt các bề mặt nóng (như tường lò).
  • Loại bỏ rò rỉ hơi nước.

2. Thực hành công việc

  • Người sử dụng lao động nên có kế hoạch ứng phó khẩn cấp tại chỗ khi người lao động có dấu hiệu bệnh liên quan đến shock nhiệt và đảm bảo rằng các dịch vụ y tế luôn sẵn sàng khi cần.
  • Người sử dụng lao động nên thực hiện các bước giúp người lao động thích nghi (dần dần tăng cường tiếp xúc với nhiệt), đặc biệt là những người lao động mới làm việc trong thời tiết nóng hoặc đã nghỉ làm trong một tuần trở lên. Dần dần tăng khối lượng công việc và cho phép nghỉ thường xuyên hơn trong tuần đầu tiên làm việc.
  • Người lao động cần có đủ nước uống, gần nơi làm việc và nên uống một lượng nhỏ thường xuyên.
  • Thay vì tiếp xúc với nhiệt trong thời gian dài, người lao động nên được phép phân phối khối lượng công việc trải đều trong ngày; kết hợp luân phiên giữa làm việc và nghỉ ngơi.
  • Nếu có thể, nên giảm lao động thể lực nặng trong thời tiết nóng hoặc công việc nặng hơn được lên lịch cho thời gian mát mẻ trong ngày.
  • Luân phiên công việc giữa các người lao động có thể giúp giảm thiểu thời gian người lao động tiếp xúc với nhiệt.
  • Người lao động nên có kiến thức về các triệu chứng liên quan đến shock nhiệtvà biết cách sơ cứu thích hợp cho bất cứ ai có thể bị shock nhiệt.
  • Trong một số tình huống, người sử dụng lao động có thể cần tiến hành theo dõi các biểu hiện sinh lý của cơ thể người lao động.

3. Thiết bị bảo vệ cá nhân

        Người lao động cần lưu ý rằng việc sử dụng một số thiết bị bảo vệ cá nhân (ví dụ, một số loại mặt nạ phòng độc và quần áo không thấm nước) có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt.

        Trong một số tình huống, các thiết bị làm mát đặc biệt có thể bảo vệ công nhân trong môi trường nóng:

  • Một số vị trí làm việc, có thể cần găng tay cách điện, bộ quần áo cách nhiệt, quần áo phản quang hoặc tấm chắn mặt phản xạ hồng ngoại.
  • Quần áo điều hòa nhiệt độ có thể được sử dụng trong điều kiện rất nóng

4. Đào tạo

        Người lao động và giám sát viên phải được đào tạo về các mối nguy hiểm của việc tiếp xúc với nhiệt và phòng ngừa với các chủ đề:

  • Các yếu tố nguy cơ cho bệnh liên quan đến nhiệt.
  • Các bệnh liên quan đến nhiệt với các mức độ khác nhau, bao gồm cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến.
  • Biện pháp phòng chống bệnh liên quan đến nhiệt.
  • Tầm quan trọng của việc uống một lượng nhỏ nước thường xuyên.
  • Tầm quan trọng của việc làm quen với khí hậu
  • Tầm quan trọng của việc báo cáo ngay các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh liên quan đến nhiệt cho người giám sát.
  • Cách ứng phó với bệnh có liên quan đến nhiệt.
  • Cách liên hệ với dịch vụ y tế khẩn cấp.

Tài liệu tham khảo: https://www.osha.gov/SLTC/heatstress/prevention.html


                                                                      Bs.Trần Văn Toàn

Khoa tâm sinh lý lao động và ecgônômi

02439714361

Về đầu trang