Ngày đăng:
08/04/2016
Virut Zika và cách phòng tránh các căn bệnh gây ra bởi virut này
@import url(http://admin.nioeh.org.vn/CuteSoft_Client/CuteEditor/Load.ashx?type=style&file=SyntaxHighlighter.css);
VIRUT ZIKA VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH GÂY RA BỞI VIRUT NÀY
1.Vài
nét về vi rút Zika
Virus Zika là một virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae. Tên của virus lấy tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, nơi đã tìm thấy đầu tiên vào năm 1947. Virut lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm virus, loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da... Ngoài ra, đã có 2 trường hợp được ghi nhận lây nhiễm virut này qua đường tình dục. Virut được tìm thấy trong máu và dịch cơ thể nên khả năng lây truyển virut này qua máu là hoàn toàn có thể xảy ra.
2.
Dịch tễ học
Bệnh được lần đầu tiên
phát hiện vào năm 2007 tại châu Úc và sau đó là năm 2013 tại Yap và Polynesia,
Pháp. Đến năm 2015 bệnh lại được phát hiện ở châu Mỹ (Brazil và Columbia) và
châu Phi (CaboVerde)
Bệnh hiện đã lan rộng
nhiều nơi tại châu Phi, châu Mỹ, châu Úc và châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Tính đến
thời điểm hiện tại có 31 quốc gia đã phát hiện virut này, nước ta đã ghi nhận 2
ca nhiễm virut Zika đầu tiên
3.
Bệnh gây ra bởi virut Zika
Những triệu chứng thường
gặp sau khi nhiễm virut Zika cũng tương tự như các nhiễm virut thông thường
khác sau khi bị nhiễm virut vài ngày là sốt nhẹ hoặc vừa, xuất hiện ban ngoài
da, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, mệt mỏi, đau đầu. Những triệu chứng này thường
kéo dài 2-7 ngày.
Bệnh chỉ có thể chẩn
đoán xác định bằng cách phân lập virut trong máu hoặc dịch cơ thể như nước tiểu, nước bọt hoặc
các test phản ứng nhanh
Hiện vẫn chưa có vaccin
phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Có 2 căn bệnh chính được
cho là gây ra bởi virut Zika là:
a.
Bệnh đầu nhỏ ở trẻ em
Nhiều
nghiên cứu đã xác nhận có sự liên quan giữa bệnh đầu nhỏ ở trẻ em và virut Zika.
Tuy nhiên cơ chế tác động và bệnh sinh chưa được biết rõ, cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn. Phụ nữ trong giai đoạn mang thai, đặc biệt 3 tháng đầu bị
nhiễm virut này có nguy có sinh ra đứa trẻ mắc bệnh đầu nhỏ. Trẻ sinh ra có chu
vi vòng đầu nhỏ hơn bình thường. Những đứa trẻ này thường sẽ có di chứng kém
phát triển về vận động và tinh thần. Nặng thì có thể tử vong
b.
Hội chứng hội chứng Guillain-Barré
Hội
chứng Guillain-Barré là một bệnh lý hiếm gặp khi hệ thống miễn dịch của cơ thể
tấn công một phần hệ thần kinh ngoại biên. Những triệu chứng đầu tiên của chứng
rối loạn này bao gồm nhiều cấp độ của những cảm giác suy yếu hoặc tê buốt ở
chân tay và phần trên cơ thể. Những triệu chứng này gia tăng cho đến khi các cơ
không còn sử dụng được nữa và người bệnh gần như liệt hoàn toàn. Mặc dù có bệnh
nhân hồi phục được song phần lớn vẫn tiếp tục cảm nhận mức độ suy yếu. Hiện tại
giới y học đang áp dụng phương pháp tăng glôbulin miễn dịch liều cao để điều trị.
4.
Các khuyến cáo về phương pháp phòng tránh và vệ sinh môi trường cần làm
Trước
tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, lây lan nhanh tại nhiều nước trên
thế giới, Bộ Y tế Việt Nam đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới
theo dõi sát tình hình và bàn các biện pháp phòng chống. Ngày
5/4/2016 vừa qua, bộ Y tế đã công bố dịch và ra quyết định bổ sung bệnh do vi
rut Zika vào danh mục các bệnh truyển nhiễm thuộc nhóm B của Luật phòng, chống
bệnh truyển nhiễm theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm.
Trong
thời gian có dịch cần áp dụng những biện pháp sau (đặc biệt lưu ý ở những vùng
thường xuyên có mặt muỗi Aedes và dịch Sốt xuất huyết lưu hành như TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng...):
*
Hiệu quả nhất vẫn là khống chế vật chủ trung gian truyền bệnh (ở đây là muỗi) và
ngăn chăn sự tiếp xúc giữa vật chủ này và con người, cụ thể là:
-
Phun thuốc diệt muỗi thường xuyên, đặc biệt trong thời gian đang có dịch. Những
thuốc diệt muỗi được WHO khuyến cáo là thuốc trong thành phần có chứa DEET (N,
N-diethyl-3-methylbenzamide), IR3535 (3-[N-acetyl-N-butyl]-aminopropionic acid
ethyl ester) hoặc icaridin (1-piperidinecarboxylic acid,
2-(2-hydroxyethyl)-1-methylpropylester). Phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn
trên bao bì của sản phẩm và phải có biện pháp bảo vệ thích hợp cho những đối tượng
không thể tự bảo vệ mình như trẻ em, người già, người tàn tật
-
Mặc quần áo (màu sáng thì có hiệu quả
hơn) che phủ càng nhiều bộ phận cơ thể càng tốt. Bôi các thuốc xua đuổi
côn trùng lên những vùng da hở. Ngủ mắc màn, màn có tẩm thuốc chống muỗi càng tốt.
Những nguyên tắc này cũng áp dụng đối với những người đã bị nhiễm bệnh nhằm
tránh nguy cơ lây nhiễm các vectơ mới.
-
Có thể sử dụng lưới chắn muỗi, hạn chế mở cửa
-
Loại bỏ các vũng nước tù đọng hoặc vật dụng có thể lưu chứa nước lâu ngày như
chum vại, bể nước, bát nước chân trạn, lọ hoa, các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon...
thường xuyên thau rửa các vật dụng này hoặc che đậy các vật dụng này để tránh
muỗi vào đẻ trứng Lật úp các dụng cụ không chứa nước. Thường xuyên thay nước
bình hoa. Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
-
Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm
-
Thả cá diệt bọ gậy, diệt muỗi bằng bẫy, vợt.
- Hỗ
trợ chính quyền địa phương trong trường hợp có những chiến dịch phòng trừ muỗi
quy mô rộng
* Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika. Mặc
dù đã phát hiện ARN của virus Zika trong sữa nhưng chưa có bằng chứng lây truyền
virus Zika qua bú mẹ nên chưa có khuyến cáo kiêng cho con bú trong khi mẹ nghi
ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika
*
Tại vùng dịch phụ nữ không nên
mang thai trong thời kỳ dịch Zika hoành hành cho đến khi dịch bệnh được kiểm
soát hoàn toàn
* Người nhập cảnh về từ các quốc gia có lưu hành virus
ZIKA chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Nếu
có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự
ý điều trị tại nhà.
*
Hạn chế du lịch, di chuyển (đặc biệt là phụ nữ đang hoặc sắp
mang thai) trong vùng có dịch lưu hành, nếu không, cần áp dụng các biện pháp tự
bảo vệ như trên để hạn chế tối đa khả năng bị lây bệnh
* Ngoài ra, còn áp dụng một số biện pháp khác để phòng
lây bệnh qua đường máu như (theo khuyến cáo của tổ chức PAHO) như tuân thủ nghiệm
ngặt các quy định trong nhận, bảo quản, lưu trữ và truyền máu, thường xuyên tập
huấn về an toàn cho, truyền máu cho nhân viên y tế và những người hiến tặng
máu. Trong suốt thời gian dịch Zika xảy ra nên lấy, nhận nguồn máu hiến tặng từ
những người sinh sống và làm việc tại vùng khác không bị dịch. Những người vừa
từ vùng dịch về chỉ nên hiến tặng máu sau 28 ngày kể từ ngày thoát khỏi vùng dịch
ThS.BS. Trần Thị Hồng Giang
(Trích nguồn WHO, CDC,
PAHO và Wikipedia)
22
16.321