Ngày đăng:
05/07/2016
BÀN GHẾ HỌC SINH - SỰ PHÙ HỢP VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
ThS. BS. Lỗ Văn
Tùng
Khoa Vệ sinh và
Sức khỏe trường học
Viện Sức khỏe
nghề nghiệp và môi trường
Trong
những năm gần đây, bàn ghế học sinh luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của
ngành giáo dục, y tế trường học và cha mẹ học sinh. Một số quy định về kích thước
bàn ghế đã được áp dụng, nhưng tình trạng bàn ghế ở các trường học thuộc bậc học
phổ thông vẫn còn những bất cập. Quy định cũ về bàn ghế thì không còn phù hợp với
sự phát triển của học sinh, tiêu chuẩn bàn ghế mới thì bị coi là thấp, khó ngồi.
Với thực trạng như hiện nay, bàn ghế bị quy kết là một trong những nguyên nhân
làm gia tăng bệnh, tật học đường, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng học tập của
học sinh.
Ảnh hưởng của bàn ghế ảnh hưởng đến sức khỏe học
sinh
Sử dụng bàn ghế
để ngồi học chiếm gần 80% thời gian của học sinh ở trường. Vì vậy một yêu cầu
quan trọng trước hết là chiều cao của bàn và ghế phải phù hợp với kích thước cơ
thể học sinh. Nếu ghế quá cao, khi ngồi, chân học sinh sẽ bị treo, không sử dụng
được bàn chân làm điểm tựa bổ sung, toàn bộ trọng lực của cơ thể sẽ dồn vào mặt
dưới của đùi. Nếu ghế quá thấp, khi ngồi gập chân lại, mạch máu ở khoeo có thể
bị chèn ép, làm giảm lưu thông máu đến cẳng chân và bàn chân. Ngồi lâu như vậy
sẽ không thoải mái, chân rất mỏi đặc biệt là ở khớp đầu gối.
Tư thế ngồi học bất hợp lý do ghế
cao, bàn thấp
Nếu bàn quá cao
(so với ghế) thì khoảng cách từ mắt đến sách vở của học sinh bị rút ngắn lại, tạo
ra thói quen nhìn gần cho học sinh, về lâu dài có thể dẫn đến cận thị. Bên cạnh
đó, khi học sinh viết bài trên bàn học không phù hợp, tư thế ngồi sẽ không ngay
ngắn, cột sống bị uốn cong quá mức hoặc vẹo về bên phải hoặc bên trái, ảnh hưởng
đến sự phát triển của các cơ lưng và các đốt sống, lâu ngày có thể dẫn đến cong
vẹo cột sống. Ngoài ra, chiều sâu, chiều rộng, tính đồng bộ của bàn ghế, kích
thước của tựa lưng cũng có vai trò rất quan trọng để tạo tư thế ngồi thoải mái
cho học sinh.
Bàn
ghế không phù hợp có thể gây cong vẹo cột sống
Tư thế ngồi học thoải mái và kích thước bàn ghế
Tư
thế ngồi học thoải mái khi hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn;
các góc giữa đùi với cẳng chân và góc giữa cẳng chân với bàn chân là 90o (75-105o),
thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, lưng có thể tựa vào tựa lưng của
ghế để tăng thêm điểm tựa, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Khoảng cách từ mặt
bàn đến mắt học sinh trung bình khoảng 31 cm (đối với học sinh tiểu học từ 25 -
30 cm , đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ 30 - 40cm). Để
tạo tư thế ngồi thoải mái như thế, chiều cao ghế không được cao hơn chiều cao từ
sàn đến khoeo. Các kích thước khác như chiều sâu ghế cũng phải phù hợp với chiều
dài từ mông đến khoeo (từ 2/3 đến 3/4 chiều dài đùi), chiều rộng ghế cũng phải
tương ứng với chiều rộng mông. Chiều cao mặt bàn cao hơn khuỷu tay của người ngồi
khoảng 5 - 6 cm. Do đó, lý tưởng nhất là mỗi học sinh có một bộ bàn ghế riêng
phù hợp với kích thước cơ thể mình (hoặc bàn ghế có thể điều chỉnh được độ
cao).
Tuy
nhiên để giảm chi phí cho việc sản xuất và thuận tiện sử dụng trong các trường
học, nhiều nước trên thế giới đã ban hành các tiêu chuẩn về bàn ghế học sinh.
Người ta chia học sinh thành từng nhóm theo chiều cao. Kích thước của bàn, ghế
được quy định cho từng nhóm chiều cao đó. Ví dụ theo Tiêu chuẩn ISO 5970 – 79, học sinh có chiều cao từ 160 - 175 cm thì ngồi
bàn cao 70cm và ghế cao 42 cm. Mỗi phòng học có thể sắp xếp từ 2 đến 3 loại bàn
ghế, tùy theo chiều cao của học sinh.
Việt Nam cũng có không ít quy định về kích thước bàn ghế
học sinh phổ thông. Nhưng các quy định này thiếu thống nhất và chưa phù hợp với
tình hình thực tế. Kích thước bàn ghế (nhất là chiều cao) chưa phù hợp với nhân
trắc học sinh hiện nay, một phòng học chỉ được trang bị một loại bàn ghế, không
ít trường học chỉ có một loại kích thước bàn ghế dùng chung cho tất cả các khối
lớp. Để khắc phục tình trạng đó năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học
Công nghệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT – BGD&ĐT
– BKHCN – BYT về Hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trong các trường
phổ thông. Nhưng việc áp dụng còn gặp khá nhiều khó khăn do nhà trường không có
kinh phí để thay mới. Học sinh ngồi học ở bàn ghế đóng theo tiêu chuẩn mới thì
không cho được chân vào gầm bàn vì khoảng trống giữa bàn và ghế quá hẹp (do
trong Thông tư không quy định kích thước của hộc bàn), làm cho tư thế học sinh
không thoải mái. Mặc dù chiều cao bàn ghế quy định cho từng nhóm chiều cao học
sinh khá phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng một số ý kiến lại cho rằng bàn
ghế mới thấp hơn so với bàn ghế cũ, việc sử dụng nhiều loại kích thước bàn ghế
trong 1 phòng học có thể ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh. Tuy
nhiên chưa thể kết luận kích thước bàn ghế trong quy định mới không phù hợp với
học sinh chỉ bằng cảm quan. Bên cạnh đó, một vấn đề quan trọng là nhắc nhở các
em duy trì tư thế đúng khi ngồi học để tránh việc các em vẫn ngồi sai do thói
quen dù đã có bàn ghế đã đúng kích thước.
Giải pháp thực hiện
Để giải quyết tình trạng bàn ghế bất cập hiện nay, trước
hết các cơ quan chức năng nên thẩm định lại tiêu chuẩn bàn ghế, nhất là những mẫu
bàn ghế đóng theo tiêu chuẩn mới và phúc đáp lại để các trường học yên tâm thực
hiện. Các cơ sở sản xuất bàn ghế cho học sinh ngoài việc tuân thủ quy định về
kích thước cơ bản theo tiêu chuẩn, cũng nên tham khảo thêm về các kích thước
khác như khoảng trống giữa bàn và ghế, độ nghiêng của tựa lưng, không gian dành
cho chân… để bàn ghế đảm bảo tính đồng bộ, tạo sự thoải mái cho học sinh khi ngồi
học.
Sáng kiến nâng chiều
cao bàn – nhưng bàn cao so với học sinh (nguồn ảnh Dân trí)
Các
trường học nên thống kê về thực trạng bàn ghế của trường. Có bao nhiêu loại bàn
ghế ở trong trường, số lượng bàn ghế phù hợp với học sinh của mỗi khối lớp. Những
bộ bàn ghế không phù hợp có thể trao đổi với các trường khác cùng cấp hoặc khác
cấp để không phải mua sắm hoặc sửa chữa lại. Số bàn ghế còn lại có thể sửa chữa
bằng cách hạ thấp hoặc tôn cao lên như một số trường đã làm. Làm như vậy sẽ mất
nhiều thời gian và công sức của các thầy cô, nhưng sẽ tiết kiệm được kinh phí
mua sắm mới. Tuy nhiên cũng nên tính toán hết sức cẩn trọng, tránh việc bàn ghế
sửa xong rồi nhưng kích thước lại bất hợp lý hơn. Nếu như vẫn còn học sinh chưa
có bàn ghế phù hợp thì tùy theo điều kiện kính phí của nhà trường mà xây dựng kế
hoạch bổ sung vào những năm học sau.
21
19.191