Ngày đăng:
04/08/2016
PHÒNG NGỪA VIÊM GAN VI RUT B NGHỀ NGHIỆP TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ
Viêm gan virus là một bệnh nhiễm trùng do virus xâm nhập vào
gan và có thể gây ra bệnh viêm gan cấp tính và mạn tính. Virus được lây truyền
thông qua việc tiếp xúc với máu hoặc chất dịch của cơ thể người bị bệnh và
không qua tiếp xúc thông thường. Bệnh gây nguy cơ tử vong cao do xơ gan và ung
thư gan.
Viêm gan virus
(VGVR) có liên quan đến yếu tố nghề
nghiệp. Đó là công nhận của Liên Bộ Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội và
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về căn bệnh này vì tỷ lệ mang kháng thể HBsAg
nói chung của nhân viên y tế cao hơn gấp 3-5 lần so với người dân bình thường.
Khoảng 17,6% nhân viên y tế có thể bị nhiễm virus gây ra bệnh viêm gan B. Theo
tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong tổng số 35 triệu nhân viên y tế
trên thế giới, mỗi năm, 2 triệu người tiếp xúc qua da với bệnh truyền nhiễm.
Trong đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm viêm gan B, 40% phơi nhiễm viêm gan C, 2,5%
phơi nhiễm HIV do tổn thương vì kim đâm
Nhóm có nguy cơ cao bao gồm: Những người thường xuyên có tiếp xúc
với máu, dịch của bệnh nhân (Nhân viên phòng xét nghiệm, y tá, điều dường
thường xuyên thực hiện các kỹ thuật tiêm/truyền dịch/máu cho bệnh nhân, nhân
viên khoa nha, ngoại khoa, sản khoa…), những người thường xuyên trực tiếp khám,
điều trị, điều dưỡng, phục vụ bệnh nhân viêm gan (nhân viên khoa truyền nhiễm
có khám và điều trị bệnh nhân viêm gan, khám khám chuyên khoa gan mật…) nhân
viên xử lý rác thải, nhân viên ướp xác…
Đường truyền bệnh
Nhân viên y tế có thể có
nguy cơ bị nhiễm nhiều loại virus viêm gan khác nhau (A, B, C, D, E, G). Trong
đó, viêm gan A và E là chỉ lây truyền qua đường tiêu hóa còn các bệnh viêm gan
B, C, D, G lây truyền qua 3 đường : đường máu (qua vết thương, tổn thương da có
tiếp xúc với máu), đường tình dục (tinh dịch và dịch tiết âm đạo) và đường
truyền từ mẹ sang con., Riêng với viêm gan nghề nghiệp chỉ được công
nhân là lây tuyền qua đường máu. Tuy vậy, hiện nay chỉ có viêm gan B,C là
bệnh nằm trong danh mục 30 BNN được bảo hiểm ở Việt
Phương thức lây truyền đối với virus viêm gan
giống với bệnh suy giảm miễm dịch ở người (HIV) nhưng HBV có khả năng lây nhiễm
cao hơn từ 50 đến 100 lần. Không giống như HIV, HBV có thể tồn tại bên ngoài cơ
thể ít nhất tới 7 ngày. Trong thời gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng
nếu nó xâm nhập vào cơ thể của một người chưa mắc bệnh.
HBV không lây truyền qua
thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm. Thời kỳ ủ bệnh của virus trung bình là 90 ngày
nhưng có thể thay đổi trong khoảng 30 đến 180 ngày. HBV có thể được xác định từ
30 đến 60 ngày sau khi nhiễm và có thể với thời kỳ lâu hơn.
Biểu hiện của bệnh
Virus viêm gan B có thể
gây ra bệnh cấp tính với các hội chứng kéo dài khoảng vài tuần bao gồm vàng da
và mắt (bệnh vàng da), nước tiểu đậm màu, suy kiệt, buồn nôn, nôn mửa và đau
bụng. Mọi người có thể phải mất vài tháng đến một năm mới khỏi các hội chứng
này. HBV cũng có thể gây một nhiễm trùng gan mạn tính và sau này có thể phát
triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Khoảng 90% người lớn khỏe mạnh bị nhiễm
HBV sẽ hồi phục và hoàn toàn loại bỏ virus trong vòng sáu tháng. HBV là một
nguy hại nghề nghiệp nhiễm trùng chính đối với nhân viên y tế.
Điều trị và phòng bệnh
Đối với cán
bộ y tế, để phòng bệnh VGB cần rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với người
bệnh. Mang găng tay mỗi khi tiếp xúc với máu và dịch sinh học, niêm mạc, da bị
tổn thương của người bệnh và các chất thải của cơ thể. Sử dụng các phương tiện
che chắn cá nhân (áo mổ, ủng không thấm nước, khẩu trang, kính mắt bảo vệ).
Thực hiện khử khuẩn sơ bộ dụng cụ trước khi xử lý. Hạn chế tiếp xúc với đồ vải
bẩn.,không để các vật sắc nhọn lẫn vào đồ vải, đồ vải bẩn đuợc thu gom và vận
chuyển trong bao túi riêng. Với các vật sắc nhọn như kim tiêm sau khi sử dụng
được bỏ ngay vào thùng đựng chất thải dành riêng cho vật sắc nhọn, không để các
vật sắc nhọn đã sử dụng lẫn vào các chất thải y tế khác. Không đậy nắp kim
tiêm, cắt kim, bẻ gãy hoặc rút kim ra khỏi bơm tiêm trước khi loại bỏ kèm theo
bơm tiêm vào thùng thu gom vật sắc nhọn. Khi sử dụng vật sắc nhọn (kim tiêm,
dao mổ...) trong các thủ thuật, phẫu thuật chú ý không để xảy ra các tổn thương
cho người khác.
Tiêm phòng VGB
là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cho nhân viên y tế. Tất cả nhân viên y tế có
nguy cơ cao bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch tiết cần phải được tiêm
phòng. Trường hợp chưa tiêm phòng, nên tiêm phòng sau phơi nhiễm, bất kể
tình trạng nhiễm VG B của người bệnh nguồn. Globulin miễn dịch VG B (HBIG) có
hiệu quả ngăn ngừa nhiễm VG B sau khi bị phơi nhiễm. Trị liệu sau phơi nhiễm
nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, tốt nhất là trong
vòng 24 giờ, và không trể hơn 7 ngày
Khi phát hiện
bản thân mắc VGB cần kịp thời đi khám, chẩn đoán bệnh để được điều trị sớm,
đúng cách, triệt để. Điều trị VGB bằng Đông y hoặc Tây y (bằng thuốc uống,
thuốc tiêm, liệu pháp truyền ngược tự thân...).
15
19.386