viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỀ AN TOÀN GÂY TAI NẠN TRONG CỘNG ĐỒNG

02.07.2018 7006

1. Phân nhóm các yếu tố nguy cơ

 Các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia thành 5 nhóm cơ bản.

 1.1. Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học gồm:

- Các bộ phận, cơ cấu truyền động (đai truyền, bánh răng, trục khuỷu…)

- Các bộ phận chuyển động quay với vận tốc lớn (đá mài, cưa đĩa, bánh đà, máy li tâm, trục máy tiện, máy khoan, trục cán ép…).

- Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn (phoi, bụi vật liệu gia công hoặc các mảnh dụng cụ gẫy vỡ như: đá mài, dao cắt gọt lưỡi cưa…).

-Vật rơi từ trên cao, gẫy sập đổ các kết cấu công trình.

- Trơn, trượt, ngã…

 1.2. Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện: Điện giật, bỏng điện, chập cháy nổ do điện, sét đánh…

 1.3. Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi): gây nhiễm độ cấp tính (SO2, SO3, oxit cacbon: CO, CO2; oxit nitơ: NO2; hóa chất bảo vệ thực vật và các loại hóa chất độc hại khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký) hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3).

 1.4. Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ: Nổ hóa học (nổ cháy xăng dầu, khí đốt, thuốc nổ..); nổ vật lý (nổ nồi hơi, bình nén khí…).

2. Nguyên nhân gây tai nạn lao động

 2.1. Nhóm nguyên nhân kỹ thuật gồm:

- Bản thân nguyên lý hoạt động làm việc của máy móc, thiết bị đã chứa đựng các yếu tố nguy hiểm và các vùng nguy hiểm.

- Độ bền cơ-lý-hóa của kết cấu chi tiết máy không đảm bảo.

- Thiếu các thiết bị, cơ cấu che chắn an toàn.

- Thiếu cơ cấu phòng ngừa quá tải: phanh hãm, khóa liên động, thiết bị khống chế hành trình; van an toàn, áp kế, nhiệt kế, ống thủy…

- Không thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn trong vận hành, sử dụng máy móc, thiết bị.

- Thiếu phương tiện cơ giới hóa hoặc tự động hóa trong những khâu lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm.

- Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân không thích hợp hoặc hư hỏng.

 2.2. Nhóm nguyên nhân về tổ chức sản xuất gồm:

- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: không gian làm việc chật hẹp, vị trí tư thế thao tác gò bó, khó khăn…

- Bố trí mặt bằng sản xuất, đường đi lại, vận chuyển không an toàn: đường đi chật hẹp, gồ ghề…

- Bố trí sắp đặt máy móc thiết bị sai nguyên tắc an toàn, sự cố trên một máy có thể gây nguy hiểm cho các máy khác…

- Bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm không đúng nguyên tắc an toàn: sắp xếp chi tiết thành chồng quá cao, để lẫn các hóa chất có thể phản ứng.

- Không cung cấp cho người lao động những phương tiện bảo vệ cá nhân đặc chủng, phù hợp.

- Tổ chức huấn luyện, giáo dục bảo hộ lao động không đạt yêu cầu: tổ chức huấn luyện không đúng định kỳ, thiếu nội quy an toàn vận hành thiết bị tại chỗ, làm việc  cho từng máy cũng như tranh ảnh, áp phích bảo hộ lao động trong phân xưởng sản xuất.

- Chiếu sáng chỗ làm việc không hợp lý, độ rọi thấp, phân bố độ rọi không đều gây chói lóa, sấp bóng…

- Tiếng ồn, rung động vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Phương tiện bảo vệ cá nhân không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh gây bất tiện cho người sử dụng.

(Nguồn: Nguyễn Thị Hồng Tú (2009), Hướng dẫn an toàn Vệ sinh lao động trong cộng đồng, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)

02439714361

Về đầu trang