viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

TỔNG QUAN: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

13.04.2017 2344

TỔNG QUAN: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

  1. Tổng quan chung

Lao động nhân viên y tế (NVYT) là dạng lao động đặc thù, mỗi chuyên ngành có một đặc điểm riêng biệt về điều kiện lao động. Các NVYT phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động như: hóa chất, phóng xạ, máu, bệnh phẩm... nguy cơ lây nhiễm cao và gặp các vấn đề về sức khỏe liên quan đến công việc.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân có nguy cơ bị stress cao hơn nhiều  lần so với các ngành nghề khác. Nghiên cứu của Linn LS, et al. (1985), Agius RM et al. (1996) cho thấy có tới 25% các bác sĩ lâm sàng bị stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức. Ảnh hưởng của stress nghề nghiệp đến sức khoẻ là mệt mỏi, lo âu, trầm cảm, không thoả mãn với công  việc, giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân, nghiện rượu, số ngày nghỉ ốm cao, về hưu sớm, và mắc một số bệnh liên quan đến stress như loét dạ dày, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp... vv.

Tỷ lệ nhân viên điều dưỡng bị stress nghề nghiệp tại bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ, bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ và bệnh viện đa khoa Châu Thành - Hậu Giang: 45,2% bị stress ở mức cao, 42,8% ở mức trung bình. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra ca kíp làm ảnh hưởng rõ rệt đến sự phát triển rối loạn hệ tim mạch, hệ thần kinh và bệnh dạ dầy tá tràng.

Pérez-Diaz C phân tích cắt ngang trên NVYT tiếp xúc nghề nghiệp với máu tại cơ quan bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp từ năm 2009 và 2014 tại Colombia và được đánh giá giữa các nhóm theo mức độ phơi nhiễm (nhẹ, trung bình và nặng). Trong số 2403 báo cáo được phân loại: phơi nhiễm là nhẹ 2,7%; trung bình 74,8%; nặng 21,9%.

Nhiễm HBV là rủi ro nghề nghiệp cho NVYT. Một nghiên cứu của Quddus M đánh giá tình trạng tiêm chủng viêm gan B của nhóm có nguy cơ cao và thái độ kiến ​​thức và thực hành về cách ly cơ thể. 400 NVYT gồm 55% nam và 45% nữ, 100 người cho mỗi nhóm bao gồm: bác sĩ, y tá, nhân viên phòng mổ và kỹ thuật viên phòng thí nghiệm làm việc tại Karachi Pakistan. 28% các bác sĩ, 20% y tá, 64% nhân viên phòng mổ và 68% kỹ thuật viên phòng thí nghiệm được tiêm chủng đầy đủ. Trong số còn lại 31% là không biết về vắc xin, 45% không cho rằng mình trong nhóm nguy cơ cao, 15% thấy có thể tiêm chủng, 9% cho rằng tốn kém. Thực hành an toàn sinh học đã được thực hiện một cách chính xác là 42%. 29% thực hiện tiêm an toàn, 10% đảm bảo quy tắc vô trùng và 19% thiết bị tiệt trùng đúng cách. Khi tràn máu ngay lập tức được làm sạch là 80%, trong số đó 48% được áp dụng chất khử trùng, 40% làm sạch bằng nước và chất tẩy rửa, 12% làm sạch và khử trùng. Các mẫu máu xử lý là 52% trong hộp đựng có sẵn, 17% trong thùng rác và 30% trong các túi nguy cơ sinh học. Trong 62 trường hợp vô tình tiếp xúc với  máu, các biện pháp xử lý bao gồm: 19% sử dụng rượu, 11% rửa bằng nước, 8% chờ đợi sự giúp đỡ y tế.

Shoaei P nghiên cứu tỷ lệ hiện nhiễm của virus viêm gan B và tình trạng kháng thể bề mặt viêm gan B trong NVYT phòng thí nghiệm ở Isfahan, Iran. Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 203 người thuộc các phòng xét nghiệm được điều tra và xét nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) về mức độ kháng nguyên và kháng thể. Kết quả cho thấy: tất cả các đối tượng đều âm tính với nhiễm HBV. 47 (23,2%) là không miễn dịch, 126 (62,0%) là tương đối miễn dịch, và 30 (14,8%) là cao miễn dịch. Như vậy, viêm gan B là không thường xuyên trong NVYT phòng thí nghiệm ở Isfahan.

Nghiên cứu của Martin DM (2015) chỉ ra mệt mỏi ở y tá liên quan rõ rệt tới thời gian làm việc khi thay đổi từ 8h làm việc và 12h làm việc/ca. Stucky ER (2009) [8] nghiên cứu trên các bác sỹ tập sự ở các khoa điều trị nội trú cho thấy: mối liên quan giữa căng thẳng tại nơi làm việc và chất lượng giấc ngủ kém. Bởi vậy, sự cần thiết phải có các chính sách bổ sung, quy định và chuẩn bị phù hợp cho các y tá khi thay đổi môi trường lao động, thay đổi công việc như chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV….

Điều kiện lao động của các NVYT có nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Demiral et al. (2002) đã nghiên cứu trên 300 bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau và tìm thấy tỷ lệ chung về trầm cảm và lo âu là 18,9 % và 27,4% ở các bác sĩ. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra 25-30% nhân viên y tế bị kiệt sức là hậu quả các công việc của họ trong ngành y tế (Grassi & Magnani, 2000). Các yếu tố nguy cơ là gánh nặng công việc, tổ chức lao động tồi, mâu thuẫn nhóm và phải chăm sóc các bệnh nhân nặng, tiếp xúc hàng ngày với người chết và các vấn đề tử vong, những phản ứng thái quá từ các gia đình bệnh nhân là những nguồn stress lớn. Estrin-Behar và CS. (1990) đã nghiên cứu gánh nặng tâm lý  trên 1505 cán bộ y tế nữ tại Pháp trong năm 1990. Năm chỉ số y tế được nghiên cứu: sự mệt nhọc, suy  nhược, sử dụng thuốc chống trầm cảm, sử dụng thuốc ngủ, sử dụng thuốc an thần, và các rối loạn tâm lý. Kết quả cho thấy mất ngủ liên quan nhiều đến căng thẳng nghề nghiệp. Tất cả 5 chỉ số trên đều liên quan đến quá tải trong công việc. 

Một nghiên cứu dọc trong vòng 2 năm về sức khoẻ, bệnh tật và nghỉ ốm của các bác sỹ làm việc tại bệnh viện Phần Lan đã được tiến hành lần đầu tiên vào năm 2001 (Kivimaki và cs.). Kết quả cho thấy việc vắng mặt của các bác sỹ ở bệnh viện liên quan rất mật thiết đến tình trạng sức khoẻ và bệnh tật của các bác sỹ. Shamian và cs. (2000) đã nghiên cứu 6.609 y tá làm việc tại 160 bệnh viện tại Canada. Kết quả cho thấy tình trạng sức khoẻ của y tá tốt hơn trong các bệnh viện có điều kiện làm việc tốt hơn, những y tá làm việc ít thời gian/ trong 1 tuần có điều kiện sức khoẻ tốt hơn những y tá làm việc tất cả các ngày trong tuần.

  1. Đặc điểm điều kiện lao động đặc thù ở nhân viên y tế

2.1. Tổng hợp kết quả đo môi trường lao động chio 4 bệnh viện năm 2014-2015

Bảng 1. Tổng hợp kết quả đo các yếu tố vật lý, bụi, hóa học

trong môi trường lao động của 4 bệnh viện

TT

Yếu tố

Kết quả đo

Tổng số mẫu

Đạt TCVSCP

Không đạt TCVSCP

n

%

n

%

1

Vi khí hậu

 

 

 

 

 

 

 

- Nhiệt độ (0C)

22,4-33,5

154

150

98,7

2

1,3

 

- Độ ẩm (%)

45,8-84,5

154

149

96,8

5

3,2

 

- Tốc độ gió (m/s)

0,12-1,25

154

147

95,5

7

4,5

2

Ánh sáng (Lux)

46-592

154

153

99,4

1

0,6

3

Tiếng ồn (dBA)

52-88

154

153

99,4

1

0,6

4

Điện từ trường tần số cao (V/m)

8,7-43,5

48

48

100

0

0

5

Bức xạ ion hóa (liều suất µSv/h)

0,17- 0,29

19

19

100

0

0

6

Bụi toàn phần - trọng lượng (mẫu thời điểm) (mg/m3)

0,11-0,58

139

139

 

100

0

0

7

Hơi khí độc chỉ điểm: Cacbonđioxit (CO2) (mg/m3)

673,2-2867,2

145

135

 

93,1

10

6.9

8

Hơi khí độc chỉ điểm: Cacbonoxit (CO) (mg/m3)

6,87

1

1

 

100

0

0

9

Hơi khí độc chỉ điểm: NO2 (mg/m3)

0,033-0,043

15

15

100

0

0

10

Hơi khí độc chỉ điểm: Amoniac (NH3) (mg/m3)

0,05-0,17

54

54

 

100

0

0

11

Hơi khí độc chỉ điểm: SO2(mg/m3)

0,186

1

1

100

0

0

12

Hơi kim loại thủy ngân và các hợp chất thủy ngân vô cơ: HgO (mg/m3)

0,0006-0,0019

18

18

100

0

0

13

Hơi axit, kiềm: Axit clohiđric (HCl) (mg/m3)

0,05-0,17

13

13

100

0

0

14

Hơi axit, kiềm: A xít  sunfuric (H2SO4) (mg/m3)

0,03-0,08

13

13

100

0

0

15

Hơi axit, kiềm: Hyđroxyt kiềm (NaOH) (mg/m3)

0,04-0,21

15

15

100

0

0

16

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Axit axetic (CH3COOH) (mg/m3)

0,049-0,186

13

13

100

0

0

17

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Benzen (C6H6) (mg/m3)

0,034-0,208

13

13

100

0

0

18

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Toluen (C6H5CH3) (mg/m3)

0,033-0,190

13

13

100

0

0

19

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Styren (C6H5CHCH2) (mg/m3)

0,032-0,081

13

13

100

0

0

20

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Axeton (CH3)2CO (mg/m3)

0,062-0,251

13

13

100

0

0

21

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Butanol (CH3(CH2)3OH) (mg/m3)

<0,010-0,114

13

13

100

0

0

22

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Rượu metylic (CH3OH) (mg/m3)

<0,010-0,322

13

13

100

0

0

23

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Formalđehyt (HCHO) (mg/m3)

<0,010-0,239

13

12

92,3

1

7.7

24

Hơi dung môi hữu cơ, các hợp chất hữu cơ bay hơi: Rượu etylic (Etanol) (mg/m3)

<0,010-3,172

13

13

100

0

0

Bảng 2. Tổng hợp kết quả đo các yếu tố vi sinh vật trong không khí  của 4 bệnh viện

TT

Yếu tố

Kết quả đo

Số mẫu

Đạt TCVSCP

Không đạt TCVSCP

n

%

n

%

1

Tổng số vi khuẩn hiếu khí(1m3 không khí)

0-11286

166

 

14

 

8,4

 

152

 

91,6

2

Tổng số cầu khuẩn tan máu (1m3 không khí)

0-461

166

3

Tổng số nấm mốc (1m3không khí)

0-3614

166

2.2. Đánh giá gánh nặng lao động ở nhân viên y tế qua các chỉ tiêu tâm sinh lý (kết quả đánh giá năm 2014, 2015)

Bảng 3. Chỉ tiêu và số mẫu đo tâm sinh lý của 4 bệnh viện

TT

Các chỉ tiêu tâm sinh lý

Số mẫu

1

Đánh giá biến đổi tim mạch khi làm việc bằng bắt mạch

647

2

Đánh giá tần số nhịp tim trong lao động bằng ghi Holter điện tâm đồ

105

2

Đo thời gian phản xạ thị-vận động

504

3

Thử nghiệm trí nhớ ngắn hạn (hình)

504

4

Đo tần số nhấp nháy tới hạn (CFF)

504

5

Đánh giá gánh nặng lao động do đặc điểm yêu cầu công việc

252

6

Đánh giá tổng thời gian làm việc thực tế (giờ/ca)

252

7

Đánh giá mức độ trách nhiệm với công việc

252

9

Đánh giá mức độ nguy cơ với tính mạng bản thân

130

Bảng 4. Đặc điểm nhân viên y tế được đo các chỉ tiêu tâm sinh lý

TT

Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Giá trị

1

Tổng số đối tượng (n)

252

2

Tuổi trung bình (năm)

32,1±7,6

3

Thâm niên trung bình (năm)

8,0±7,1

4

Giới:

 

 

- Nam

96 (38,1%)

 

- Nữ

156 (61,9%)

Tổng số 252 NVYT với tuổi đời trung bình là 32,1±7,6 (21-59 tuổi) và thâm niên nghề 8,0±7,1 (1-36) năm đã tham gia nghiên cứu. 61,9% trong số NVYT là nữ và số NVYT nam là 38,1%. Các nhân viên y tế được đo một số chỉ số tâm sinh lý (tần số nhịp tim, thời gian phản xạ thị - vận động đơn giản, tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (CFF) và test trí nhớ ngắn hạn) trước và sau ca lao động. Đánh giá theo mức điểm của Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động - Ban hành kèm theo Công văn số 2753/LĐTBXH - BHLĐ ngày 01/8/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bảng 5. Biến đổi các chỉ tiêu tâm sinh lý ở nhân viên y tế

Chỉ tiêu

Đầu ca lao động (n=252)

Cuối ca lao động (n=252)

p

Mức đánh giá

Tần số nhịp tim (nhịp/phút)

77,0±5,5

80,8±6,3

<0,001

 

4

Tần số nhịp tim trong ca lao động qua ghi Holter điện tim (nhịp/phút)

86,6±9,9

 

Thời gian phản xạ thị - vận động đơn giản (ms)

223±37

309±49

<0,001

3

Tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (Hz)

35,3±2,6

34,7±3,8

<0,05

Test trí nhớ ngắn hạn (điểm)

3,1±1,0

3,0±1,1

>0,05

1

Nhận xét:

- Tần số nhịp tim trung bình đầu ca lao động là 77,0±5,5 nhịp/phút; cuối ca lao động là 80,8±6,3 nhịp/phút. Như vậy có sự tăng tần số nhịp tim sau ca lao động so với trước ca lao động ở NVYT (p<0,001). Tần số nhịp tim trong ca lao động ở NVYT là 86,6±9,9 nhịp/phút. Đánh giá mức điểm biến đổi tim mạch khi làm việc: mức 4/6

- Có sự kéo dài thời gian phản xạ của NVYT sau ca lao động so với trước ca lao động (thời gian phản xạ thị vận động trung bình đầu ca lao động của các nhân viên  là 223±37ms; thời gian phản xạ thị vận động trung bình cuối ca lao động là 309±49ms (p<0,001)) và giảm chỉ số tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn của NVYT sau ca lao động so với trước ca lao động (35,3±2,6Hz so với 34,7±3,8Hz) (p<0,05), chứng tỏ sự mệt mỏi, căng thẳng thần kinh tâm lý ở NVYT sau một ca lao động. Đánh giá mức điểm căng thẳng thần kinh tâm lý: mức 3/6.

- Dung lượng nhớ trung bình đầu ca lao động là 3,1±1,0 điểm; dung lượng nhớ trung bình cuối ca lao động là 3,0±1,1điểm (p>0,05). Như vậy hầu như không thấy sự giảm dung lượng nhớ sau ca lao động ở NVYT - Mức xếp điểm là mức 1/6

            Điều kiện lao động của nhân viên y tế có nhiều yếu tố bất lợi: tiếp xúc với tia X, Formaldehyt, yếu tố vi sinh vật… vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Cường độ làm việc cao; thời gian làm việc kéo dài, không ổn định; phải trực đêm, trách nhiệm công việc lớn; tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của bệnh nhân; tiếp xúc với nhiều loại hóa chất có hại trong quá trình pha chế thuốc, làm xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân; nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu (Viêm gan B, Viêm gan C, HIV…). Các tác giả khuyến nghị cần có biện pháp làm giảm gánh nặng lao động ở nhân viên y tế.

02439714361

Về đầu trang