viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

TỔNG QUAN: ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ/CÔNG VIỆC

13.04.2017 476

TỔNG QUAN: ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ/CÔNG VIỆC

Khoa Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

  1. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
  2. Kết quả nghiên cứu khảo sát đặc điểm công việc, an toàn-vệ sinh lao động trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thấy:

Lao động của công nhân chăn nuôi còn nhiều công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động xấu, nhịp độ lặp lại cao: vệ sinh chuồng gà thủ công, xúc phân lên xe, kéo xe phân có nhịp tim trung bình 140,6-147,3 nhịp/phút (mức nặng–IV/VI và rất nặng-V/VI), THNL 5,03 - 5,63 Kcal/phút (mức nặng); công việc vệ sinh cào phân chuồng bò có TSNT 105-126 nhịp/phút, THNL  3,93-5,24 Kcal/phút (ở mức trung bình và nặng); công việc xúc phân và kéo xe phân bò, kéo xe cỏ có TSNT 124 nhịp/phút, THNL 4,11 – 5,12 Kcal/phút (mức nặng); công việc vắt sữa bò có TSNT 100-125 nhịp/phút, THNL 3,62 – 5,18 Kcal/phút (mức trung bình và nặng). Người chăn nuôi gia súc, gia cầm và CBTĂ chăn nuôi có nguy cơ rối loạn cơ xương   cao do phải gắng sức lớn và tư thế xấu (bốc vác, bê bao thúng thức ăn; kéo xe bò chở phân  và thức ăn…). Công việc vắt sữa bò thủ công, lấy tinh lợn kết hợp cả 3 yếu tố nguy cơ là sử dụng lực co bóp tay cao, tay luôn ở tư thế cao trên vai kết hợp với thao tác lặp lại cao (vắt sữa bò thủ công có nhịp độ  thao tác mức cao nhất theo phân loại “đánh giá công việc nặng nhọc, độc hại , nguy hiểm”; Công việc CBTĂ chăn nuôi  sử dụng lực lớn với tư thế xấu (bốc vác, chuyên chở vật liệu), tư thế xấu, cúi lưng xoay người liên tục, nhịp độ thao tác khá cao theo dây chuyền.

Công nhân chăn nuôi phải làm việc ca kíp (chăn nuôi gà giống), làm việc thường xuyên vào thời gian bất thường (lấy tinh lợn vào lúc tối trời 3-4 giờ sáng hoặc 18-20 giờ; chăm sóc trực súc vật đẻ; vắt sữa bò làm từ 4 - 5 giờ sáng).

Công nhân nuôi lợn và bò sữa còn có nguy cơ cao bị tai nạn chấn thương trong lao động do bị bò đá, lợn húc cắn…(nuôi bò 42,3%, nuôi lợn 32,1%)

Kết quả điều tra về an toàn - vệ sinh lao động và BHLĐ thấy nhìn chung đảm bảo các phương tiện phúc lợi cho công nhân. Hầu hết ở các cơ sở công nhân có chỗ thay quần áo BHLĐ, chỗ ngồi giải lao uống nước, tuy nhiên vị trí nghỉ của công nhân khá gần chuồng trại nuôi gia cầm gia súc. Công nhân được cung cấp tương đối đầy đủ các trang bị BHLĐ  như quần áo, ủng, khẩu trang, tuy nhiên vẫn còn thiếu và chưa phù hợp. Kết quả khảo sát trong quá trình lao động thấy công nhân không sử dụng đầy đủ trang bị BHLĐ, trong đó hầu hết  không sử dụng găng tay và khẩu trang BHLĐ.

Công nhân nuôi gà giống ở Công ty Phúc Thịnh có nhà tắm khử khuẩn đúng qui cách (nhà tắm kiểu 1 chiều) và công nhân được tắm và thay quần áo BHLĐ trước khi vào làm việc và sau khi làm việc xong. Điều này đảm bảo vệ sinh cho công nhân và tránh bệnh cho cả đàn gà. Vì vậy, công ty đã không để sảy ra dịch cúm gia cầm ngay trong thời gian các cơ sở chăn nuôi gia cầm xung quanh có dịch cúm H5N1 và đã phải tiêu huỷ gia cầm.

Kết quả phỏng vấn thấy công nhân chăn nuôi có được tiêm thuốc dự phòng, tuy nhiên tỷ lệ còn thấp (nuôi gà 8,7%, nuôi lợn giống 32,1% và nuôi bò sữa 23,1%).

Kết quả nghiên cứu khảo sát nhà xưởng, chuồng nuôi gia súc gia cầm thấy thiết kế chuồng nuôi gà kiểu mới theo công nghệ châu Âu (chuồng kín) có yếu tố môi trường lao động tốt hơn so với chuồng nuôi gà cũ (chuồng hở) với nhiệt độ, độ ẩm thấp hơn về mùa hè, các hơi khí độc và bụi thấp hơn, mức độ ô nhiễm vi sinh  thấp hơn.

Các chuồng nuôi gia súc nhìn chung thông thoáng; tuy nhiên có thiết kế chuồng nuôi gia súc và nhà  xưởng CBTĂ chăn nuôi còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cho người lao động như: chuồng nuôi lợn nái có thiết kế rãnh thoát chất thải ở giữa chuồng, gây ảnh hưởng xấu tới công nhân hơn so với thiết kế rãnh thải ở 2 cạnh bên chuồng; phân xưởng CBTĂ chăn nuôi ở một cơ sở chăn nuôi gia súc chật chội, mái thấp, kém thông thoáng, nóng về mùa hè. 

  1. Kết quả nghiên cứu về môi trường lao động cho thấy người lao động chăn nuôi gia súc gia cầm chịu tác động tổng hợp  của các yếu tố độc hại của MTLĐ: vi khí hậu nóng, bụi tổng hợp (bụi lông vũ, bụi thức ăn chăn nuôi, phân, cỏ rơm…), mùi rất khó chịu (mùi hôi thối của phân nước tiểu, mùi thức ăn chăn nuôi với cá, ngũ cốc, xương xay, mùi thuốc sát trùng, mùi tanh của tinh lợn…).

Kết quả đo MTLĐ trong thời gian công nhân làm việc thấy NH3  (nuôi gà 1,1-2,2 mg/m3; nuôi lợn 0,16-0,74 mg/m3; nuôi bò sữa 0,03-0,80 mg/m3), H2S  (nuôi gà 0,56-0,48 mg/m3 ; nuôi lợn: 0,04-0,42 mg/m3; nuôi bò sữa 0,02-0,44 mg/m3) đều không vượt quá TCVSCP (H2S là 10 mg/m3 và NH3 là 17 mg/m3), tuy nhiên NH3 ở gần ngưỡng kích thích niêm mạc.

Kết quả đo bụi thấy bụi toàn phần (nuôi gà 0,4-3,2 mg/m3; nuôi lợn 0,3-1,3 mg/m3; nuôi bò sữa 0,2-2,0 mg/m3) và bụi hô hấp (nuôi gà 0,09-0,94 mg/m3; nuôi lợn 0,14-0,64 mg/m3; nuôi bò sữa 0,09-0,80 mg/m3) không vượt TCVSCP (bụi toàn phần 6 mg/mvà bụi hô hấp là 3 mg/m3). So với ngưỡng giới hạn về bụi trong các cơ sở chăn nuôi gà (2,4 mg/m3 và 0,16 mg/m3 ) và lợn (3,7 mg/m3 và 0,23 mg/m3 ) được đề xuất trên thế giới  năm 1999 – 2000, thấy ở nhiều vị trí có nồng độ bụi cao hơn ngưỡng giới hạn được đề xuất trên thế giới;

Kết quả vi sinh thấy môi trường làm việc có ô nhiễm vi sinh cao hơn nhiều lần mức ô nhiễm vi sinh tối đa: VKHK tối đa gấp 50 lần, tổng số nấm gấp 13 lần , CKTM cao hơn mức không khí bẩn nhiều lần;

Ngoài ra, công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với fomaldehyt dùng để khử trùng - đây là chất có nguy cơ gây ung thư cần được thay thế. Ở một số vị trí say sát thức ăn chăn nuôi  có tiếng ồn cao hơn TCVSCP.

  1. Kết quả nghiên cứu trạng thái sức khoẻ trong quá trình lao động thấy sau lao động, công nhân có các triệu chứng kích thích niêm mạc (ngứa mắt, ngứa mũi), các triệu chứng TKTƯ (nhức đầu, hoa mắt chóng mặt và choáng váng…), rối loạn cơ xương (đau cổ tay bàn tay, đau mỏi thắt lưng) cao hơn rõ rệt so với trước lao động.

Kết quả khám sức khoẻ thấy công nhân có các bệnh liên quan đến nghề nghiệp như  bệnh TMH 60,3%, trong đó VMDƯ 17,3% (cao nhất ở công nhân nuôi gà 22,7%); bệnh mắt 23,5% (cao nhất ở công nhân CBTĂ chăn nuôi 35,1%); các bệnh da 38,7% (cao nhất chăn nuôi gia súc 43,1%, gà 37,8%); viêm đau các khớp 34,9%, cao nhất CBTĂ 43,2%. Các bệnh trên ở công nhân đều cao hơn nhóm giao dịch – hành chính rõ rệt.

Công nhân có các triệu chứng hô hấp nghề nghiệp TNKT 21,3%, VPQMT 47,6% (trong đó VPQMT giai đoạn III là 19,5%) và tỷ lệ này đều cao hơn rõ rệt (P<0,05 – 0,001) so với nhóm giao dịch – hành chính.  Công nhân có rối loạn CNHH 26,6%, trong đó 24,0% là rối loạn thông khí hạn chế, cao hơn so với nhóm giao dịch– hành chính (16,7%, với P<0,05).

Xét nghiệm máu cho 62 công nhân và cán bộ kỹ thuật trực tiếp nuôi lợn và bò sữa phát hiện 22,8% đối tượng có kháng thể kháng Leptospira, trong đó ở công nhân nuôi lợn  (33,3%) cao hơn công nhân nuôi bò sữa (23,3%).

Công nhân chăn nuôi gia súc gia cầm và CBTĂ chăn nuôi có dấu hiệu TMCBCT trên điện tâm đồ 5,1% (cao nhất ở chăn nuôi gà 8,7%), tăng huyết áp 12,3% (cao nhất ở công nhân CBTĂ chăn nuôi 16,2%); đồng thời có căng thẳng chức năng hệ tim mạch theo chỉ số TKTHNT ở mức cao (mức3/4) với CSCT là 213.  Công nhân chăn nuôi gia súc gia cầm có tỷ lệ bệnh gần với  một số nghề như công nhân vệ sinh môi trường đô thị, công nhân dệt, công nhân ngành chế biến thuỷ sản.

  1. Nhân viên vận hành điện lực

Nghiên cứu trên 201 nhân viên vận hành điện lực, kết quả cho thấy:          

  1. Nhân viên vận hành điện lực có trạng thái stress, căng thẳng thần kinh cảm xúc ở mức cao. Stress đýợc thể hiện qua sự biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và huyết áp ở bốn nhóm vận hành khác nhau:

-          Sau một ca lao động, thời gian phản xạ thính - thị vận động của nhân viên vận hành điện lực kéo dài hõn so với trýớc ca lao động (thị - vận động kéo dài từ 14%-21% (p<0,001); thính - vận động kéo dài từ 15%-25% (p<0,001); giảm trí nhớ ngắn hạn từ 12%-15%; tăng chỉ số chú ý từ 2%-6% và giảm tần số nhấp nháy tới hạn 1,9% (p>0,05).

-          Tỷ lệ trầm cảm ở nhân viên vận hành điện lực là 13% (11/86 đối tượng).

-          Biểu hiện căng thẳng hệ tim mạch khác nhau ở bốn nhóm nhân viên vận hành điện: chỉ số căng thẳng chức năng hệ tim mạch (s<0,04 giây) gặp từ 37,5%-66,7%; rối loạn hệ thần kinh thực vật từ 37,7%-56,3%; các biến đổi trên điện tâm đồ từ 45,2%-68,8%. Tăng huyết áp gặp từ 0-30%.

  1. Các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động ở nhân viên vận hành điện lực là: vận hành quy trình tự động hoá cao, quá trình lao động liên tục, yêu cầu trách nhiệm cao đối với công việc và lao động ca kíp. Yêu cầu sử dụng kiến thức và kỹ năng; quan sát, lựa chọn chính xác; đòi hỏi trí nhớ, chú ý cao; thận trọng chính xác; quyết định nhanh, độc lập với các mức độ khác nhau cũng là các yếu tố nguy cõ đối với 4 nhóm nhân viên vận hành điện lực.
  2. Lao động điều khiển
  3. Ðiều kiện lao ðộng đặc thù của ngýời lao động ðiều khiển có nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng tới sức khỏe con người: trong công việc luôn phải quyết định  nhanh chóng, kịp thời (100%); đòi hỏi khối lượng trí nhớ lớn (90,9%); yêu cầu quan sát chính xác (95,5%); lao động ca kíp và trách nhiệm cao với công việc (100%).

Mỗi loại hình lao động điều khiển có tính chất, đặc điểm công việc, điều kiện lao động đặc thù khác nhau:

 - Loại hình lao động điều khiển hoạt động con người thông qua đàm thoại: có thời gian làm việc 12h/ca, làm việc 2 ca, chế độ thay ca không ổn định; gánh nặng cao đối với cơ quan thính giác, cơ quan phát âm; mức độ trách nhiệm cao về sự an toàn của con người…

- Loại hình lao động điều khiển hoạt động máy móc: có thời gian làm việc 8h/ca, làm việc 3 ca, gánh nặng cao đối với cơ quan thị giác, luôn phải tiếp xúc với màn hình khi làm việc; chịu trách nhiệm cao trước sản phẩm có giá trị lớn…

  1. Đặc điểm biến thiên nhịp tim ở người lao động điều khiển

- Ở người lao động điều khiển, các chỉ số biến thiên nhịp tim theo thời gian là: lnSDNN: 4,8±0,31; lnSDNNindex: 3,9±0,27;  lnSDANNindex: 4,7±0,34;  ln-rMSSD: 3,5±0,36; ln-pNN50: 2,3±0,86 và các chỉ số biến thiên nhịp tim theo phổ tần là: lnTP: 2,2±0,54; lnULF: -1,4±0,47; lnVLF: 0,1±0,52; lnLF: 1,0±0,52; lnHF: 1,7±0,53; tỷ số  LF/HF: 0,50±0,05.

- Ban đêm các chỉ số biến thiên nhịp tim tăng hơn so với ban ngày (p<0,05 đến p<0,001).

- Giảm giá trị trung bình của chỉ số biến thiên nhịp tim lnSDNN, lnSDANN index ở nhóm >30 tuổi so với nhóm ≤30 tuổi (p<0,01).

- 83,3% (55/66) người lao động điều khiển không có rối loạn nhịp; 16,7% (11/66 đối tượng) có biểu hiện rối loạn nhịp tim qua ghi Holter điện tim 24 giờ. Tỷ lệ đối tượng có ngoại tâm thu thất là 9/66 (13,7%); 2/66 đối tượng (3%) có cả ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu trên thất.

  1. Mối liên quan giữa biến thiên nhịp tim và một số đặc điểm của lao động điều khiển

- Ở nhóm nhân viên điều độ chạy tàu tuyến giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim lnSDNN, lnSDANNindex và tăng tỷ số LF/HF (p<0,05) so với nhóm nhân viên vận hành sản xuất xi măng .

- Ở nhóm lao động điều khiển có thâm niên nghề >5 năm giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim lnSDNN, lnSDANN index và tăng tỷ số LF/HF so với nhóm có thâm niên nghề ≤5 năm (p<0,05). Giảm chỉ số lnSDANN index ở nhóm lao động ca đêm so với nhóm không làm ca đêm (p<0,05).  Trong ca lao động các chỉ số biến thiên nhịp tim giảm và tăng tỷ số LF/HF so với ngoài ca lao động (p<0,05; p<0,001).

- Ở nhóm có biểu hiện stress giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim lnSDNN, lnSDNNindex, lnSDANNindex, lnTP, lnULF, lnVLF và tăng tỷ số LF/HF so với nhóm không có biểu hiện stress (p<0,05).

- Ở nhóm có trạng thái chức năng hệ thần kinh trung ương kém hơn (chỉ số CFF<38Hz, điểm test trí nhớ <4) thấy giảm các chỉ số biến thiên nhịp tim và tăng tỷ số LF/HF (p<0,05; p<0,001).

  1. Cơ khí luyện kim

- Cường độ tiếng ồn cao trên 90 dBA), nóng (38 - 42C), bụi hô hấp và bụi toàn phần  từ than và quặng (chứa SiO2, hơi khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép ( CO2, CO, SO2, NO2, chì) . Ngoài ra, nguy cơ tai nạn bỏng cao do hơi lửa từ lỗ ga khi ra gang và xỉ ở lò cao. Nhiệt độ môi trường lao động tại  các VTLĐ lúc ra gang là 43o C ở trước lò và 38o C ở sàn đúc; độ ẩm thấp (33-46%). Bụi với  hàm lượng SiO2 cao lúc ra gang và lúc

- Đòi hỏi chính xác trong thao tác, không nghỉ giải lao, nguy cơ tai nạn với bản thân, chế độ ca kíp

  1. May

Bụi bông, tiếng ồn cao, xấp xỉ hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép; nhiệt độ cao về mùa hè.

- Thụ động trong công việc, công việc đòi hỏi quan sát, lựa chọn chính xác, làm việc theo dây truyền; vội vã, bị thúc bách thời gian; ít/không có khả năng rời VTLĐ, ít /Không nói chuyện với đồng nghiệp, chế độ ca kíp, thường xuyên làm việc qua giờ.

  1. Chế biến hải sản

- Các yếu tố hoá học dùng để tẩy trùng nước làm đá (amoniac, NH3, feron, clorua methyl, axit cacbonic và  chlorine, trong đó có nhiều mẫu  cao hơn TCVSCP  như khí NH3 ở khu chế biến và khu cấp đông cao gấp 3,5 –4,5 lần TCVSCP, các hơi khí Cl2 và C02 ở khu cấp đông cũng cao hơn TCVSCP. Độ ẩm cao (81-86%), tốc độ gió ở nhiều VTLĐ  đều cao hơn TCVSCP (0,56 –0,95 m/sec).

- ít chủ động công việc, luôn vội vã, bị thúc bách thời gian, không nghỉ giải lao, chế độc ca kíp, làm việc quá giờ (khi thời vụ)

  1. Giày da

- Hoá chất độc hại như dung môi hữu cơ ( xăng, toluen, acetone, cyclohexane, methyl ethyl ketone…), trong đó nhiều mẫu vượt TCVSCP; nhiệt độ cao (từ  các lò sấy, lò  nhiệt luyện), tiếng ồn cao và bụi.

- Luôn vội vã, bị thúc bách thời gian; làm việc theo dây truyền tự động, căng thẳng thần kinh;  không thể thay đổi, phải thực hiện công việc đúng như đã định trước; không rời VTLĐ; làm việc theo ca kíp, quá giờ (khi thời vụ)

  1. Lái tàu hoả

- Cường độ  tiếng ồn cao và liên tục (90-101dBA), rung và nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, nhiệt bức xạ, hơi khí độc đều bằnghoặc cao hơn TCVSCP, điện từ trường, rung.

- Trách nhiệm vì sự an toàn cho bản thân và người khác, vì giá trị thiết bị lớn; làm theo ca kíp, di chuyển địa điểm liên tục

  1. Lái xe buýt

- Chịu tất cả các yếu tố môi trường không thuận lợi ngoài đường phố như tiếng ồn do giao thông, bụi, khói xăng, nhiệt độ cao về mùa hè...

- Vội vã, bị thúc bách thời gian; ít/không đi lại tự do; không thể thay đổi,  phải thực hiện công việc đúng như đã định trước; dễ bị xúc phạm, hạ tầng giao thông chưa tốt 

  1. Vận hành công trình

- Tiếng ồn liên tục suốt ngày và khá cao (64 - 85 dbA), chiếu sáng hoàn toàn nhân tạo, tỷ lệ khí tươi thấp

- Căng thẳng thần kinh vì trách nhiệm công việc; căng thẳng thể lực; không rời vị trí LĐ, cách ly xã hội

  1. Kiểm soát  không lưu

- Chiếu sáng hoàn toàn nhân tạo và có cường độ thấp (chiếu sáng chung chỉ dưới 100 lux, chiếu sáng tại vùng thị giác 25 - 35 lux); cường độ tiếng ồn không cao nhưng liên tục suốt thời gian làm việc (62 - 74 dBA), các yếu tố vật lý (bức xạ rơn ghen, bức xạ điện từ trường tần số cực thấp từ máy vi tính và màn hình rađa

- Công việc đơn điệu; ít/không luân phiên lao động chân tay và trí óc; vội vã, bị thúc bách thời gian ; căng thẳng thần kinh vì liên quan đến tính mạng của nhiều người và tài sản chung

  1. Lái xe khách và xe bưu chính

- Nghiên cứu dao động nhịp tim bằng các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT) và mối liên quan với biến đổi trên điện tâm đồ và huyết áp ở 66 đối tượng lái xe khách (LXK) và lái xe bưu chính (LXBC), 15 giáo viên lái xe (GVLX) và 45 học sinh lái xe lái tàu (HSLX).

- Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số TKTHNT trung bình σ và chỉ số căng thẳng (CSCT) của 3 nhóm GVLX, LXK và LXBC đều ở mức quá căng thẳng - mức ¾, nhóm HSLX ở mức 2/4 theo phân loại của Baevxki 1984. GVLX với tuổi đời và tuổi nghề cao nhất biểu hiện hoặc có xu hướng căng thẳng chức năng hệ tim mạch cao hơn các nhóm khác:σ ở mức thấp nhất 0,023, CSCT cao nhất 648 (p<0,05-0,001); trội giao cảm (46,7%) và rối loạn điều khiển nhịp tim dạng trội giao cảm (33,3%), tăng huyết áp (THA) (26,7%) và biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim TMCBCT trên ĐTĐ (13,3%) đều có xu hướng cao hơn các nhóm khác. Nhóm LXK có biểu hiện căng thẳng tim mạch hơn so với nhóm LXBC theo chỉ số TKTHNT (σ 0,030 so với 0,038 với p<0,02, CSCT 397 so với 270, trội giao cảm 40,7% so với 30,8 % tương ứng). Căng thẳng trạng thái chức năng cơ thể và hệ tim mạch theo chỉ số TKTHNT và chỉ số BMI tăng theo tuổi đời và tuổi nghề (r = 0,46-0,63 với p<0,001). Bước đầu thấy có xu hướng liên quan giữa biểu hiện căng thẳng chức năng hệ tim mạch bằng các chỉ số TKTHNT với THA và biểu hiện TMCBCT trên ĐTĐ ở nhóm LXK và LXBC. Các tác giả đề xuất tiếp tục nghiên cứu trạng thái chức năng cơ thể và chức năng tim mạch bằng chỉ số TKTHNT trong các ngành nghề căng thẳng độc hại nhằm phát hiện tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng tới chức năng tim mạch người lao động. (Trích HNKH quốc tế về YHLĐ và VSMT lần thứ I-2003).

  1. Lao động điện tử

- Công việc sản xuất linh kiện điện tử là công việc đơn điệu. Các thao tác đòi hỏi phải cực kì chính xác và mức độ tập trung vào công việc rất cao. Người công nhân phải làm việc ca kíp. Một số yếu tố trong môi trường lao động không nằm trong giới hạn cho phép như tốc độ gió, ánh sáng, hơi khí độc. 100% mẫu đo tốc độ gió, 100% mẫu đo CO2 không đạt tiêu chuẩn cho phép, cường độ ánh sáng tại vị trí kiểm tra silicon và kiểm tra đặc tính sản phẩm, kiểm tra phát hiện lỗi sản phẩm dưới ngưỡng tiêu chuẩn. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm các ảnh hưởng bất lợi của môi trường và điều kiện lao động tới sức khỏe người công nhân. (Trích hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII và hội nghị khoa học quốc tế lần thứ IV về y học lao động và vệ sinh môi trường (2012))

- Nghiên cứu nhằm đánh giá đặc điểm điều kiện lao động và tật khúc xạ (TKX) của công nhân tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; sử dụng phương pháp khảo sát, đánh giá đặc điểm điều kiện lao động và khám tật khúc xạ cho công nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc sản xuất linh kiện điện tử là công việc đòi hỏi sự chính xác và mức độ tập trung vào công việc rất cao. Tỷ lệ bệnh về mắt chủ yếu là tật khúc xạ tương đối cao, trong đó tật khúc xạ cận thị: mắt phải 19,1% và  mắt trái 18,4%. Thâm niên nghề cao hơn có tỷ lệ TKX cao hơn với mức ý nghĩa thống kê p<0,001; trong đó thâm niên nghề < 2 năm có TKX cận thị: 15%, còn thâm niên nghề ≥ 2 năm có TKX: 27%. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm ảnh hưởng bất lợi của môi trường và điều kiện lao động tới sức khỏe thị giác của công nhân.

  1. Doanh nghiệp tư nhân

Đánh giá kết quả cải thiện điều kiện lao động tại 12 doanh nghiệp tư nhân thuộc một khu công nghiệp, tỉnh Nam Định. Các chủ doanh nghiệp đã thực hiện các cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở sản xuất sau khi được tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động. Kết quả sau 3 năm cho thấy 12/12 (100%) các chủ doanh nghiệp đã thực hiện các cải thiện điều kiện lao động tại cơ sở sản xuất của mình. Mỗi doanh nghiệp đã thực hiện từ 3-15 đầu mục cải thiện cho 583 công nhân. Các cải thiện chủ yếu là cải thiện về ánh sáng (75%); chống nóng (75%); cải thiện tư thế làm việc cho công nhân (75%); mở rộng nhà xưởng (41,7%); có nội quy vận hành máy móc và các biển cảnh báo nguy hiểm (41,7%); làm các giá để/treo các nguyên vật liệu, dụng cụ (16,7%); cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết (91,7%); trang bị và sử dụng các tủ thuốc sơ cấp cứu (100%). Tỷ lệ cải thiện tại các vị trí làm việc sau can thiệp tăng rõ rệt so với trước can thiệp: máy móc được cải thiện và che chắn an toàn hơn (tăng từ 6,4-18,6%); không gian làm việc đi lại dễ dàng hơn (tăng 39%); trang bị ghế ngồi ở các vị trí lao động có tư thế ngồi xổm (tăng 50%); số công nhân sử dụng kính bảo hộ và găng tay nhiều hơn (tăng 23,8% và 17,8%). Kế hoạch thực hiện các bước cải thiện tiếp theo cũng được các chủ doanh nghiệp xây dựng cho các năm tới. Việc nâng cao nhận thức, cung cấp các kiến thức cho chủ doanh nghiệp tư nhân tự cải thiện điều kiện lao động phù hợp với mỗi doanh nghiệp thực sự có hiệu quả và bền vững trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay.

02439714361

Về đầu trang