viensknnmt@sknnmt.com.vn
02439714361
Gửi yêu cầu hỗ trợ

KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

30.03.2017 786

KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

       I. LỊCH SỬ THÀNH LẬP

- Trước năm 1984, là Tổ Bệnh nghề nghiệp thuộc Phòng Vệ sinh lao động, Viện Vệ sinh dịch tễ học.

- Năm 1984, Phòng Nghiên cứu các bệnh nghề nghiệp được thành lập theo Quyết định 389 BYT/QĐ ngày 26/5/1984. Hiện nay, là Khoa Bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường.

     II. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

   1. Chức năng

              Khoa Bệnh nghề nghiệp là khoa chuyên môn có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến, tư vấn, truyền thông giáo dục sức khoẻ, hợp tác quốc tế và các hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật về bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến lao động

   2. Nhiệm vụ

- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất bổ sung bệnh nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam, rà soát, sửa đổi tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và quốc tế.

- Xây dựng các phương pháp và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật khám phát hiện, giám định, chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động, các biện pháp dự phòng;

- Nghiên cứu các biện pháp dự phòng và điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong khám, giám định bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động.

- Phối hợp với TT Đào tạo và quản lý khoa học, biên soạn tài liệu, tham gia đào tạo về lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động.

- Xây dựng tài liệu chuyên môn, truyền thông giáo dục sức khỏe thuộc lĩnh vực bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động;

- Tham gia xây dựng, hướng dẫn, quy định chế độ, chính sách về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ người lao động.

- Tham gia chỉ đạo tuyến, đánh giá, kiểm tra và giám sát công tác chuyên môn, kế hoạch hoạt động thuộc lĩnh vực bệnh nghề nghiệp;

- Hướng dẫn chuyên môn các tỉnh, thành phố, y tế các Bộ, ngành trong chẩn đoán bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến lao động;

- Tham gia cung ứng dịch vụ khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và giám định bệnh nghề nghiệp, các bệnh liên quan đến lao động; và phối hợp Thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng liên quan tới khám, chẩn đoán và điều trị bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động và các bệnh khác; - Tư vấn các vấn đề thuộc lĩnh vực y học lao động, chăm sóc sức khỏe.

       III. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

Khoa gồm 5 phòng:

+ Phòng nghiên cứu Bệnh phổi - phế quản;

+ Phòng nghiên cứu Bệnh nhiễm độc NN;

+ Phòng nghiên cứu bệnh do yếu tố vật lý;

+ Phòng nghiên cứu  bệnh do yếu tố vi sinh vật;

+ Phòng nghiên cứu bệnh da NN;

       IV. NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN VÀ THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

   1. Nghiên cứu khoa học:

            1.1. Đề tài cấp nhà nước: Nhiều đề tài cấp nhà nước chủ trì và tham gia.

- Bệnh nhiễm độc asen do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen,

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn chẩn đoán, phát hiện sớm và các giải pháp phòng chống bệnh bụi phổi-Silic cho một số ngành công nghiệp có nguy cơ cao ở Việt Nam

- Đề tài: KHCN 11- 07,

- Đề tài: KHCN 11- 08A,

- Đề tài: KHCN 11- 08B.

- Đề tài tiềm năng cấp nhà nước: Nghiên cứu xác định mức độ nhiễm xạ nghề nghiệp và nguy cơ ung thư bằng một số kỹ thuật tiên tiến. mã số KC.10 TN16/11-15.

            1.2. Đề tài cấp Bộ: Cán bộ khoa đã chủ trì hơn 18 đề tài cấp Bộ và nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ trong đó 13 đề tài đã nghiêm thu đạt kết quả xuất sắc và khá.

- Nghiên cứu thực trạng  nhiễm HIV/AIDS nghề nghiệp để bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp

- Nghiên cứu tình hình bệnh da dị ứng ở người lao động trong lĩnh vực khai thác chế biến cao su

- Nghiên cứu bệnh bụi phổi của công nhân tiếp xúc với bụi talc ở một số ngành nghề

- Nghiên cứu bổ sung bệnh bụi phổi than vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm                                                   

- Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi hữu cơ đến sức nghe của công nhân tiếp xúc.

- Nghiên cứu thực trạng bệnh mắt nghề nghiệp do tiếp xúc với bức xạ cực tím và bức xạ nhiệt, đề xuất tiêu chuẩn chẩn đoán

            1.3. Đề tài cấp Viện:Chủ trì nhiều đề tài:

- Nghiên cứu tình trạng nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp trên công nhân trồng chè

- Nhiễm độc chì hữu cơ ở công nhân xăng dầu thuộc tổng công ty xăng dầu

- Nghiên cứu nhiễm độc nicotin ở một số nhà máy thuốc lá

- Biểu hiện của tác hại nghề nghiệp ở công nhân tiếp xúc với rung cục bộ tần số cao

- Ảnh hưởng của tiếng ồn công nghiệp tới sức nghe của công nhân gõ gỉ.

- Ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức nghe của công nhân sản xuất giấy

- Đánh giá tác hại nghề nghiệp lên da và niêm mạc của crôm và hợp chất crôm.

- Ảnh hưởng độc hại tới thận ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với cadimi

- Tìm hiểu sự biến đổi máu ngoại vi của công nhân tiếp xúc trực tiếp với TNT

- Ảnh hưởng của rung toàn thân tới công nhân lái xe tải lớn, xe máy thi công

- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp định lượng cotinine trong nước tiểu –xác định hàm lượng cotinine niệu ở những người tiếp xúc nghề nghiệp trong sản xuất thuốc lá và những người không tiếp xúc.

- Nghiên cứu sự hấp thu asen qua đường hô hấp và khả năng đào thải của cơ thể qua nước tiểu ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với các hợp chất asen tại công ty luyện kim màu Bắc Thái

- Nghiên cứu hàm lượng chì trong nước tiểu của công nhân tiếp xúc với  xăng sau 6 năm sử dụng xăng không pha chì

- Bước đầu tìm hiểu ngưỡng phản xạ cơ bàn đạp của công nhân tiếp xúc với tiếng ồn

- Đánh giá hiệu quả điểu trị sạm da nghề nghiệp cho công nhân xăng dầu bằng  bôi mỡ hydroquinone kết hợp với mỡ acid retinoit

- Đánh giá ảnh hưởng của xăng không pha chì tới sức khỏe của công nhân thuộc công ty xăng dầu B-12

- Bước đầu nghiên cứu một số tác hại của hàn hồ quang điện lên mắt thợ hàn tại công ty đóng tàu Hạ Long.

- Tình  hình nhiễm độc mangan nghề nghiệp của công nhân công ty cổ phần hợp kim sắt- Gang thép Thái Nguyên

-  Khoa chủ trì và thám gia bổ sung và sửa đổi các bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam

            1.4. Đề tài Hợp tác Quốc tế:

            Số đề tài Hợp tác Quốc tế chủ trì và tham gia: 6 đề tài hợp tác Quốc tế, 2 dự án hợp tác với UNICEF.

             Vấn đề ô nhiễm bụi và tác hại đến công nhân tiếp xúc ở một số nhà máy gang thép.

    2. Tham gia đào tạo: Đã tham gia mở nhiều lớp tập huấn chuyên môn về bệnh nghề nghiệp cho cán Bộ Y tế chuyên ngành trong toàn quốc, giảng dạy ở các trường đại học: Đại học Y, Đại học Công đoàn, Đại học Y tế công cộng, Học viện Quân y. Một số cán bộ tham gia đào tạo sau đại học, hướng dẫn tiến sĩ, thạc sĩ đạt kết quả tốt, tham gia hội đồng xét duyệt đề cương nghiên cứu cũng như nghiệm thu đề tài các cấp.

     3. Chỉ đạo tuyến:

            Tích cực tham gia chỉ đạo tuyến lĩnh vực bệnh nghề nghiệp.

     4. Tham gia dịch vụ

            Tham gia khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe bố trí việc làm, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho nhiều bệnh viện, cơ quan và rất nhiều các doanh nghiệp trong nước.

  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
  • Bệnh viện Hữu Nghị
  • Bệnh viện Lão khoa trung ương
  • Công ty Samsung Bắc Ninh
  • Công ty Samsung Thái Nguyên
  • Công ty TNHH Samsung Display Bắc Ninh
  • Công ty Than Nam Mẫu
  • Công ty xăng dầu Đức Giang
  • Công ty Honda Việt Nam
  • Công ty sản xuất phụ tùng ô tô xe máy (VAP)
  • Công ty Yamaha Việt Nam

…..

        V. THÀNH TÍCH THI ĐUA

* Tập thể: Bằng khen của Bộ Y tế năm 2016

* Cá nhân:

- 01 người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

- 4 Thầy thuốc ưu tú, nhiều cán bộ trong khoa được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp khoa học, Kỷ niệm Vì sức khỏe nhân dân, Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến và Bằng khen của Bộ Y tế.

        VI. NHÂN SỰ:

    1. LÃNH ĐẠO KHOA HIÊN NAY

NguyenDinhTrung.jpg

ThS.BS. Nguyễn Đình Trung

Trưởng Khoa

  1. DANH SÁCH CÁN BỘ KHOA HIỆN TẠI

TT

Họ và tên, chức danh

Năm sinh

Năm vào làm việc

1

ThS. BS. Nguyễn Đình Trung

1973

1998

2

CN. Trần Bá Bộ

1964

1993

3

ThS. BS.  Đinh Thục Nga

1975

1999

4

ThS. BS.  Lê Minh Hạnh

1977

2005

5

ThS. BS.  Vương Hoàng Anh

1980

2014

6

ThS. BS.  Vũ Thị Thanh Hằng

1966

2010

7

BS. Đinh Thị Thu Hồng

1988

2016

8

ThS. BS.  Lê Bảo Thư

1973

2017

9

KTV. Nguyễn Văn Tiềm

1984

2010

10

KTV. Phan Thị Thùy

1990

2011

11

CN. Trần Mạnh Linh

1989

2011

12

CN. Nguyễn Thị Hằng

1990

2015


Khoa BNN.jpg                              3. LÃNH ĐẠO TIỀN NHIỆM

- BS. Lê Đại, Tổ trưởng Tổ Bệnh nghề nghiệp (trước 1984).

- PGS.TS. Lê Văn Trung , Trưởng phòng (1984-1991).

- BSCKI. Hà Huy Kỳ, Phó Trưởng khoa (1986-1994), Trưởng khoa (1994-2005). 

-TS. Đặng Thị Minh Ngọc,Phó Trưởng khoa (2006-2007), Trưởng khoa (2007-2011)

- TS. Nguyễn Văn Sơn, Trưởng khoa (2010-2016).

- TS. Khúc Xuyền, Phó Trưởng phòng (1986-1987).

- DS. Đàm Anh Thư, Phó Trưởng phòng (1992-1993).

-TS. Nguyễn Thị Toán,Phó Trưởng khoa (1997-2006).

- ThS. Hà Lan Phương,Phó Trưởng khoa (2014-2016)

LanhDaoTienNhiemBNN.jpg                           

  1. CÁN BỘ ĐÃ NGHỈ HƯU.

- DS.Trần Hữu Chi, sinh năm 1922

- BS. Bùi Thị Tuyết Mai, sinh năm 1934

- KTV. Nguyễn Đình Thái, sinh năm 1926

- KTV. Phí Vân Phi, sinh năm 1934

- KS. Tạ Thanh Hà, sinh năm 1946

- KTV. Ngô Kim Sơn, sinh năm 1949

- BSCKI. Hà Huy Kỳ, sinh năm 1945

-TS. Nguyễn Thị Toán, sinh năm 1951

- TS. Nguyễn Thị Xuân Thủy, sinh năm 1950

 

Một số hoạt động khoa

KhamCN_1.jpg KhamCN_2.jpg 

Khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân

KhamCD_1.jpg KhamCD_2.jpg

Khám sức khỏe cho cộng đồng

KhamCN_TX_Bui.jpg KhamCN_TX_On.jpg       

    

Chup Phim X quang cho công nhân tiếp xúc bụi

Đo điếc cho công nhân tiếp xúc tiếng ồn


    Lay mau ASEN.jpg Lay mau ASEN 2.jpg

Lấu mẫu và làm xét nghiệm Asen tại cộng đồng


02439714361

Về đầu trang